Hôm nay 9/5, hàng loạt thương hiệu thép trong nước đã điều chỉnh tăng mạnh giá bán các sản phẩm của mình, đây là mức giá cao kỷ lục trong vòng 4 tháng qua.
Thông tin từ Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam thì giá thép xây dựng đã tăng lên tục đến 50% khiến các doanh nghiệp nhà thầu lao đao và làm gián đoạn nhiều dự án xây dựng trên cả nước.
Giá thép tăng phi mã, nhiều nhà thầu gánh lỗ
Nhiều ngày nay, chị Nguyễn Thị Trúc – chủ thầu xây dựng ở Đà Nẵng như ngồi trên đống lửa do giá thép tăng cao đột biến.
Chị Trúc kể, chị thường nhận thầu các công trình nhà ở trên địa bàn theo hình thức “chìa khóa trao tay”. Từ tháng 3 đến nay, giá vật liệu xây dựng; sắt, xi măng, cát, sỏi… tăng từ 30-40% khiến các hợp đồng thầu công trình của chị bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có nguy cơ phá sản.
“Làm một phép tính đơn giản, nếu trước đây xây dựng một căn nhà 2-3 tầng có giá từ 700 triệu đến 1 tỉ đồng thì này, giá bị đội lên từ 150-300 triệu đồng do chi phí vật liệu xây dựng tăng đột biến.
Có thể nói trong thời điểm hiện tại, không ai dám nhận thầu xây dựng trọn gói một ngôi nhà theo hình thức “chìa khóa trao tay cả. Nếu lỡ ký hợp động xây dựng rồi thì chấp nhận chịu lỗ thôi”
Chị Trúc nói
Phần lớn các chủ đầu tư trong lĩnh vực xây dựng ở Đà Nẵng không phải vốn nhà nước đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định; không điều chỉnh giá ở thời điểm ký. Vì vậy, khi thị trường lên xuống, nhà thầu phải tự chịu sự thâm hụt này
Chị Trúc giải thích thêm
Theo khảo sát thị trường Đà Nẵng, hiện tại giá thép tăng đột biến 30% – 50% trong kể từ đầu năm đến nay, đặc biệt ở tháng 4 giá tăng phi mã.
Xem qua một số thay đổi giá thép mới nhất
Giá thép tại miền Bắc
Thương hiệu thép Hòa Phát, Việt Ý, Thái Nguyên, … đã tăng giá bán các sản phẩm của hãng, thiết lập kỷ lục mới và cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Sản Phẩm | Đơn Giá Hòa Phát | Đơn Giá Việt Ý | Đơn Giá Thái Nguyên |
Thép cuộn CB240 | 17.360 đồng/kg | 17.360 đồng/kg | 17.310 đồng/kg |
Thép thanh vằn D10 CB300 | 17.310 đồng/kg | 17.050 đồng/kg | 17.000 đồng/kg |
Giá thép tại miền Trung
Sản Phẩm | Đơn Giá Hòa Phát | Đơn Giá Việt Đức | Đơn Giá Thép Pomina |
Thép cuộn CB240 | 17.250 đồng/kg | 17.610 đồng/kg | 17.310 đồng/kg |
Thép thanh vằn D10 CB300 | 17.310 đồng/kg | 17.460 đồng/kg | 17.410 đồng/kg |
Giá thép tại miền Nam
Sản Phẩm | Đơn Giá Hòa Phát | Đơn Giá thép Miền Nam | Đơn Giá Thép Tung Ho |
Thép cuộn CB240 | 17.200 đồng/kg | 17.000 đồng/kg | 17.310 đồng/kg |
Thép thanh vằn D10 CB300 | 17.050 đồng/kg | 16.900 đồng/kg | 16.850 đồng/kg |
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), do diễn biến của giá nguyên liệu trên thế giới tăng, giá bán thép trong nước cũng điều chỉnh tăng, đặc biệt là cuối tháng 12-2020 và đầu tháng 1-2021, vả tăng mạnh trở lại vào tháng 3-2021 cho đến thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, giá phôi thép trong nước ghi nhận ngày 5-5-2021 là 14.000-14.200 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với đầu tháng 12-2020 và giá phôi giao dịch Đông Nam Á là 675 USD/tấn (tăng khoảng 32% so với đầu tháng 12/2020).
Mức giá thép xây dựng tại thị trường Việt Nam đầu tháng 5-2021 tăng tương ứng với mức tăng nguyên liệu sản xuất thép
Ví dụ giá quặng sắt ngày 5-5-2021 giao dịch ở mức 188-190USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 50 USD/tấn, tương ứng với mức tăng 25-39% so với đầu tháng 12-2020.
Nguyên nhân tăng giá là vì sao ?
Theo ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch VSA cho biết, nguyên nhân đầu tiên :
Do ảnh hưởng của thị trường nguyên liệu và sản phẩm thép thế giới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, thị trường chiếm gần 60% sản lượng thép thô toàn cầu.
Các yếu tố chính đang chi phối thị trường này làm ảnh hưởng tới giá thép toàn cầu đó là: Nguồn cung thép thắt chặt theo chính sách của Chính phủ Trung Quốc về kiểm soát ô nhiễm;
Nhu cầu tiêu thụ thép nội địa của Trung Quốc này tăng cao do sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc và kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2021-2025;
Thông tin giảm hoàn thuế xuất khẩu từ 13% xuống 9%, thậm chí 0% để giảm sản lượng xuất khẩu thép; Chi phí sản xuất thép của Trung Quốc năm 2020 cao hơn so với các quốc gia làm nhập khẩu bán thành phẩm (thép thô) nước này đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử vào quý 3 năm 2020.
Bên cạnh đó, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi, đồng nghĩa nhu cầu về thép của thế giới tăng, trong khi dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các tổ chức quốc tế đều khẳng định công suất thép toàn cầu năm nay chưa thể phục hồi như trước đại dịch.
Điều đó có nghĩa, giá thép sẽ có khả năng còn tăng. Ngoài ra, hiện giá thép tăng còn chịu sự tác động của cước phí vận chuyển tăng cao, thiếu container tàu biển.
Chưa kể, mặc dù năng lực sản xuất các sản phẩm thép (thép xây dựng, thép ống, tôn mạ) của ngành thép Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa.
Tuy nhiên, nguyên liệu (quặng sắt, phế thép), nhiên liệu và vật liệu tiêu hao thường xuyên (than mỡ, coke, điện cực, trục cán, vật liệu chịu lửa…), thiết bị dự phòng cho sản xuất thép hầu hết được nhập khẩu, nên thị trường thép Việt Nam chịu chi phối bởi thị trường toàn cầu
ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch VSA chia sẽ
Biện Pháp Giải Quyết Vấn Đề Tăng Phi Mã Của Giá Thép
Ông Nghiêm Xuân Đa cho rằng, thị trường thép sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, giá cả nguyên vật liệu và thép thành phẩm trên thế giới sẽ có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới trên thị trường toàn cầu và nội địa.
“Trước những diễn biến phức tạp, khó lường gần đây của thị trường thép thế giới gây ảnh hưởng đến giá sản phẩm thép trong nước, VSA đã có văn bản khuyến nghị các doanh nghiệp thành viên thực hiện một số giải pháp nhằm góp phần bình ổn thị trường trong nước như, tiếp tục phát huy công suất, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép, tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường;
Tăng cường hợp tác phối hợp, ưu tiên nguồn nguyên liệu và thép thô cho thị trường trong nước; Tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm giá bán hợp lý”
Về phía cơ quan quản lý, Bộ Công thương cho biết sẽ tăng cường quản lý thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời những hiện tượng đầu cơ tăng giá thép, gian lận thương mại làm thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Đồng thời, Bộ Công thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các sản phẩm thép như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu; chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá…
Ngoài ra, Bộ Công thương sẽ tiếp tục xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi người tiêu dung; chủ động tiến hành triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép phù hợp với các quy định thương mại và luật pháp quốc tế.
Theo dõi và xem xử lý kịp thời việc chống bán phá giá một số sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng như đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước đối với mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất thép.
ông Nghiêm Xuân Đa nêu rõ